Trong buổi trò chuyện với Sputnik hôm 15/4, Đô đốc Vladimir Valuyev khẳng định Nga sẽ đánh chặn gần như 100% tên lửa Mỹ nếu chúng tìm đến căn cứ Nga.
Ảnh minh họa |
Tuyên bố trên được Đô đốc Vladimir Valuyev, cựu Tư lệnh Hạm đội Baltic của Hải quân Nga đưa ra khi nhận về sự hiệp đồng tác chiến của liên quân Mỹ - Anh - Pháp trong đợt tấn công Syria vừa qua.
Đô đốc Vladimir Valuyev cho rằng, việc liên quân Mỹ - Anh - Pháp phải mất tới cả tiếng đồng hồ để phối hợp tấn công Syria cho thấy bộ 3 này đã thất bại trong hiệp đồng tác chiến.
Theo lý giải của vị đô đốc này, để một cuộc tấn công thành công thì vấn đề quan trọng là các tên lửa phải bay tới mục tiêu cùng một lúc, điều đã không xảy ra với đợt không kích vừa rồi của liên quân Mỹ - Anh - Pháp.
Vị cựu tư lệnh này tuyên bố: "Nếu vụ tấn công tên lửa này tập kích vào một khu vực mà Các lực lượng Vũ trang Nga giám sát, nơi các hệ thống phòng không tiên tiến luôn thường trực chiến đấu thì xác suất đánh chặn của Nga có thể đạt tới gần 100%".
Không giống như tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga từng đề cập trước đó vào các mục tiêu quân sự. Thay vào đó, liên quân lại chọn tấn công vào các mục tiêu thứ cấp là những cơ sở bị nghi dùng để sản xuất và chế tạo vũ khí hóa học. Tuy nhiên, đã không hề có bằng chứng nào về vũ khí hóa học được tìm thấy tại Syria.
Vị cựu tư lệnh này cho biết, dựa trên số lượng tàu chiến và máy bay mà ba nước Mỹ, Anh, Pháp triển khai gần Syria, cựu Tư lệnh Hạm đội Baltic cho rằng liên quân này đã có kế hoạch sử dụng khoảng 300 đơn vị tên lửa trong cuộc không kích chung.
Theo lý giải của vị đô đốc này, để một cuộc tấn công thành công thì vấn đề quan trọng là các tên lửa phải bay tới mục tiêu cùng một lúc, điều đã không xảy ra với đợt không kích vừa rồi của liên quân Mỹ - Anh - Pháp.
Vị cựu tư lệnh này tuyên bố: "Nếu vụ tấn công tên lửa này tập kích vào một khu vực mà Các lực lượng Vũ trang Nga giám sát, nơi các hệ thống phòng không tiên tiến luôn thường trực chiến đấu thì xác suất đánh chặn của Nga có thể đạt tới gần 100%".
Không giống như tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga từng đề cập trước đó vào các mục tiêu quân sự. Thay vào đó, liên quân lại chọn tấn công vào các mục tiêu thứ cấp là những cơ sở bị nghi dùng để sản xuất và chế tạo vũ khí hóa học. Tuy nhiên, đã không hề có bằng chứng nào về vũ khí hóa học được tìm thấy tại Syria.
Vị cựu tư lệnh này cho biết, dựa trên số lượng tàu chiến và máy bay mà ba nước Mỹ, Anh, Pháp triển khai gần Syria, cựu Tư lệnh Hạm đội Baltic cho rằng liên quân này đã có kế hoạch sử dụng khoảng 300 đơn vị tên lửa trong cuộc không kích chung.
Nhưng liên quân Mỹ - Anh - Pháp chỉ sử dụng 1/3 số tên lửa. Ông này nhấn mạnh: "Tất cả những điều này cần phải được phân tích để tiến hành các biện pháp đáp trả".
Và chính việc hợp đồng tác chiến không thành công của Mỹ cùng đồng minh đã dẫn đến hậu quả Syria đã dùng hệ thống phòng không không quá hiện đại của mình đánh chặn được khoảng 70% số tên lửa được Mỹ - Anh - Pháp phóng đi.
Thông tin này được đích thân Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoi cho hay, Syria đã đánh chặn được 71 trong số 103 tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh.
Theo tướng Rudskoi, các hệ thống phòng không của Syria cơ bản gồm các loại vũ khí được sản xuất từ thời Liên Xô trước đây, đã đánh chặn thành công phần lớn số tên lửa được 3 nước phóng vào loạt mục tiêu của chính quyền Syria.