Thông thường, các talk show có một ban (panel) khách mời hiểu biết rõ hoặc có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang được thảo luận trong chương trình đó. Ngoài ra còn có call-in show để nhận điện thoại trực tiếp của người tham gia từ nhà, trong xe hơi, v.v.
Talk show xuất hiện từ những ngày đầu của truyền hình. Các chương trình talk show buổi đêm có lẽ là những chương trình đầu tiên mà "cao niên" nhất là The Late Late Showcủa RTÉ. Các chương trình buổi đêm được ưa chuộng hiện nay như The Tonight Show with Jay Leno và The Late Show with David Letterman được phát sóng đã nhiều năm, thường xuyên mời những vị khách là các nhân vật nổi tiếng. Nhân vật tiên phong về tin tức truyền hình là Edward R. Murrow đã dẫn một chương trình talk show có tên gọi Small World vào cuối thập niên 1950 và kể từ đó các chương trình talk show chính trị chi phối làn sóng ở Mỹ vào các buổi sáng Chủ Nhật.
Talk show có nhiều "cấp", từ những chương trình do các nhân vật tiếng tăm dẫn và đoạt giải Emmy như The Oprah Winfrey Show hay The Ellen DeGeneres Show, cho đến những chương trình bị coi là "vớ vẩn" như The Jerry Springer Show.
Talk show gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều trên đài phát thanh Internet.
Một Talk show phải có người dẫn chương trình (là phóng viên, biên tập viên…). Họ không chỉ có vai trò dẫn dắt, gợi mở và “chủ trì” cuộc trò chuyện mà còn tham gia tranh luận. Những người tham gia chương trình là những người có uy tín, có kinh nghiệm, có chuyên môn hoặc có vị trí xã hội nhất định. Những ý kiến của họ nêu ra trong các Talk show thường mang tính chất cá nhân nhưng có độ tin cậy cao. Mỗi Talk Show dù có được chuẩn bị từ trước nhưng bao giờ cũng có những yếu tố bất ngờ do sự phong phú của nội dung ý tưởng mà những người tham gia mang tới.
Một talk show thường thực hiện qua ba bước:
Người dẫn chương trình nêu lý do, chủ đề của cuộc tọa đàm và những yêu cầu cụ thể được đặt ra trong cuộc tọa đàm.
Người dẫn giới thiệu những người tham gia talk show.
Người dẫn nêu vấn đề và lần lượt đặt câu hỏi và mời những người tham gia phát biểu.
Một cuộc talk show có chất lượng tốt ngoài ý kiến có chất lượng của các thành viên tham gia còn cần vào vai trò của người dẫn. Các ý kiến các thành viên cần được sắp xếp một cách logic để tạo nên sức hấp dẫn và có thể giải quyết được chủ đề nêu ra.
Để làm talkshow thành công đòi hỏi hội đủ tất cả các yếu tố: người host (“chủ xị”, dẫn chương trình) tài năng, đội ngũ biên kịch, biên tập, nhà sản xuất tài ba chuyên nghiệp và khẩu vi nội dung của khán giả.
Khi báo chí, dư luận xã hội lên tiếng về tình trạng giá cả thuốc tân dược ở Việt Nam không kiểm soát được, thì truyền hình có thể tổ chức một Talk Show với những chuyên gia đại diện cho Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), nhà sản xuất thuốc tân dược trong nước, nhà nhập khẩu thuốc tân dược, Bộ Thương mại v.v… để mổ xẻ, phân tích về vấn đề này…